Di cư sau chiến tranh Người Hàn Quốc tại Việt Nam

Hàn Quốc

Bốn năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1992, thương mại và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng[3][12]. Theo sau các quỹ đầu tư, cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam đã phát triển đáng kể. Theo ông Lee Chang-keun - Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, người Hàn Quốc đã hình thành nên nhóm kiều dân lớn thứ hai, chỉ đứng sau cộng đồng người Đài Loan ở Việt Nam, ông ước tính rằng một nửa sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.[12]

Thống kê từ Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc cho thấy số kiều dân của họ đã tăng gần 50 lần trong vòng chưa đến một thập kỷ. Số kiều dân của họ tăng gấp hơn ba lần từ 1.788 năm 1997 lên 6.226 vào năm 2003, sau đó nhảy vọt lên hơn mười ba lần đến 84,566 người chỉ sáu năm sau đó. Tuy nhiên, trong hai năm sau đó, số kiều dân chỉ tăng thêm hơn 4% tới con số 88.120 người[2][5]. Thái độ chống Hàn Quốc cũng tồn tại, thúc đẩy bởi sự cắt giảm những khoản đầu tư hứa hẹn, những báo cáo về việc Việt kiều bị ngược đãi ở Hàn Quốc, và cái chết của một sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bởi bạn trai người Hàn Quốc[13].

Người Hàn Quốc đã thành lập một số tổ chức cộng đồng tại Việt Nam, bao gồm cả Koviet, một hội cho giới trẻ Hàn Quốc thuộc thế hệ thứ hai và lớn lên ở Việt Nam, được thành lập vào năm 1995.[14]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Sơ đô mô tả tuyến đào thoát của người Triều Tiên ở Việt Nam (là trạm trung gian quá cảnh). Ban đầu họ từ miền Bắc Triều Tiên quá cảnh sang Trung Quốc và tập kết tại Côn Minh, từ đó họ quá cảnh đến miền Nam Việt Nam và vượt qua Campuchia, sau đó chi chuyển ra Vịnh Thái Lan, nhập chung với dòng người từ Bangkok để di chuyển vào Nam Hàn

Trước năm 2004, hàng ngàn người đào thoát Triều Tiên đã vượt qua biên giới phía Bắc của Việt Nam để tìm cách nhập cư vào Hàn Quốc. Cho đến năm 2004, Việt Nam được mô tả là "lối thoát được ưa thích ở khu vực Đông Nam Á" cho người đào thoát Triều Tiên, chủ yếu là do địa hình ít đồi núi. Mặc dù Việt Nam vẫn còn là nhà nước cộng sản và duy trì quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, việc phát triển đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đã khiến Hà Nội lặng lẽ cho phép người tị nạn Triều Tiên quá cảnh để đến Seoul.

Sự hiện diện ngày càng nhiều người Hàn Quốc ở Việt Nam cũng chứng tỏ đây là nơi hấp dẫn những người vượt biên từ Triều Tiên, bốn trong số những căn cứ ẩn nấp lớn nhất cho những người vượt biên tại Việt Nam được điều hành bởi người Hàn Quốc, nhiều người vượt biên đã nói rằng họ đã chọn cách cố gắng vượt biên giới Trung Quốc vào Việt Nam bởi vì họ đã nghe nói về những căn cứ ẩn nấp an toàn như vậy.[4]

Trong tháng 7 năm 2004, có 468 người tị nạn Triều Tiên đã được không vận đến Hàn Quốc trong vụ đào tẩu hàng loạt lớn nhất. Việt Nam ban đầu đã cố gắng giữ bí mật vai trò của họ trong cuộc không vận và một nguồn tin giấu tên chính phủ Hàn Quốc chỉ nói với các phóng viên rằng những người vượt biên đến từ "một quốc gia châu Á chưa được xác định"[15]. Sau cuộc không vận, Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát biên giới và trục xuất một số người điều hành những căn cứ an toàn này.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người Hàn Quốc tại Việt Nam http://www.atimes.com/atimes/Korea/HH18Dg02.html http://members.forbes.com/global/2006/0918/028.htm... http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?... http://www.iht.com/articles/1996/09/16/viet.t_0.ph... http://www.iht.com/articles/2007/02/21/news/brides... http://www.munhwa.com/news/view.html?no=1998071619... http://www.signonsandiego.com/uniontrib/20040723/n... http://www.hamline.edu/~rkagan/Publications_Asian%... http://www.hani.co.kr/h21/vietnam/Eng-vietnam273.h... http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2009/0...